KIM CUONG LIGHTING

Giải pháp chiếu sáng toàn diện

Kiến tạo cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên

TƯ VẤN VỀ ÁNH SÁNG XANH

1. Ánh sáng xanh là gì?

Mặt trời là nguồn ánh sáng tự nhiên. Bạn có thể cho rằng ánh sáng mặt trời không có màu sắc nhưng thực chất đó là sự kết hợp từ rất nhiều màu ánh sáng khác nhau: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Mỗi ánh sáng sẽ có bước sóng và năng lượng khác nhau.
Bước sóng của ánh sáng xanh nằm trong khoảng từ (400-500)nm. Bên cạnh ánh sáng mặt trời, bạn còn tiếp xúc với loại ánh sáng này từ các thiết bị như máy tính, tivi, smartphone, ipad, đèn LED.

2. Ánh sáng xanh có hại là gì?

Thực ra, không phải cứ ánh sáng xanh là có hại. Tùy thuộc vào vùng bước sóng, chúng ta sẽ có cả ánh sáng xanh có lợi và ánh sáng xanh có hại:
+ Ánh sáng xanh có lợi bước sóng (460-500)nm có tác động ức chế melatonin, kích thích cơ thể con người tiết ra hormone cortisol tăng cường sự tỉnh táo, tập trung trong công việc. Tuy nhiên tiếp xúc quá nhiều vào ban đêm sẽ gây khó ngủ, thậm chí các bệnh như béo phì, tim mạch hay ung thư.
+ Ánh sáng xanh có hại bước sóng (400-460nm) trong đó bước sóng 440nm trùng với phổ nhạy cảm của tế bào nón loại S-cone. Nếu quá nhiều ánh sáng xanh này sẽ gây hại cho tế bào Scone, tổn thương võng mạc và gây nhức mỏi mắt.

3. Tác hại của ánh sáng xanh có hại?

Như đã đề cập ở trên, ánh sáng xanh bước sóng (400-460)nm làm hỏng các tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc (tế bào nón loại S-cone).
Bức xạ ánh sáng xanh lên mắt có thể tạo ra sự sản sinh các loại phản ứng ô xi hóa (ROS) tấn công nhiều phân tử, bao gồm các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) rất cần thiết cho sự tái tạo các sắc tố thị giác, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho tế bào cảm quang, cân bằng nội môi của tế bào cảm quang. Hiện tượng oxy hóa quá mức dẫn đến chết tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE, cuối cùng làm cho các tế bào cảm quang hình que, hình nón bị thoái hóa. Quang hợp ánh sáng xanh liên quan đến sinh bệnh học của thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), một bệnh thoái hóa võng mạc.